Địa lý Sông_băng

Sông băng đen gần Aconcagua, Argentina

Các sông băng hiện diện trên mỗi lục địa và xấp xỉ 50 quốc gia, ngoại trừ các nước (Úc, Nam Phi) mà chỉ có sông băng ở các vùng lãnh thổ đảo cận Nam Cực xa xôi. Những sông băng trải dài được tìm thấy ở Nam Cực, Chile, Canada, Alaska, Greenland và Iceland. Các sông băng vùng núi thường trải rất rộng, đặc biệt là ở Andes, Himalaya, Dãy núi Rocky, Dãy núi Kavkaz, Anpơ. Vùng đất liền Úc hiện tại không còn sông băng, dù rằng một sông băng nhỏ trên núi Kosciuszko đã từng hiện diện vào thời kỳ băng hà cuối cùng.[24]New Guinea, các sông băng nhỏ, biến mất nhanh nằm ở trên đỉnh cáo nhất của khối núi Puncak Jaya.[25] Châu Phi có các sông băng trên núi KilimanjaroTanzania, trên núi Kenya và núi Rwenzori. Các hòn đảo ngoài đại dương với sông băng xuất hiện là ở Iceland, Svalbard, New Zealand, Jan Mayen và các hòn đảo cận Nam Cực như Marion, Đảo Heard và quần đảo McDonald, Kerguelen, đảo Bouvet. Trong suốt thời kỳ băng hà kỷ Đệ Tứ, Đài Loan, Hawaii, Mauna Kea [26]Tenerife cũng có các sông băng vùng núi rộng lớn, trong khi quần đảo Faroequần đảo Crozet[27] thì hoàn toàn bị băng bao phủ.

Lớp tuyết vĩnh cửu cần thiết cho sự hình thành sông băng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chẳng hạn như độ dốc của đất, lượng tuyết rơi và các cơn gió. Các sông băng có thể được tìm thấy ở bất kỳ vĩ độ nào ngoại trừ 20 – 27 độ Bắc đến Nam của xích đạo nơi mà có sự hiện diện của vòng tuần hoàn Hadley, làm giảm lượng mưa nhiều đến nỗi mà với ánh nắng từ mặt trời, mức tuyết vĩnh cửu nằm ở trên 6500 m (21330 ft). Tuy nhiên, giữa 19 độ Bắc và 19 độ Nam, lượng mưa cao hơn và những ngọn núi trên 5000 m (16400 ft) thường có tuyết vĩnh cửu.

Kể cả ở vĩ độ cao, sự hình thành sông băng cũng không phải là không thể tránh được. Những vùng ở Bắc Cực, chẳng hạn như ở đảo Banks, và thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực được xem là những hoang mạc vùng cực nơi mà sông băng không thể hình thành vì lượng tuyết rơi quá thấp, dù rằng lạnh cực kỳ. Không khí lạnh thì không giống không khí ấm, nó không thể mang theo nhiều hơi nước được. Kể cả trong những thời kỳ băng hà của kỷ Đệ Tứ, ở Mãn Châu, đồng bằng Siberia[28], vùng trung và bắc Alaska,[29] dù rằng lạnh bất thường, nhưng lượng tuyết rơi quá ít nên các sông băng không thể hình thành.[30][31]

Ngoài các vùng cực khô và không bị sông băng bao phủ, một vài ngọn núi và núi lửa ở Bolivia, ChileArgentina khá cao (từ 4500 m (14800 ft) đến 6900 m (22600 ft)) và rất lạnh, nhưng tương đối ít mưa nên tuyết không thể tích lũy thành sông băng được. Điều này là do những đỉnh núi này nằm gần hoặc ở trong hoang mạc siêu khô cằn Atacama.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_băng http://www.ga.gov.au/education/facts/landforms/aus... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F007772.php http://www.grid.unep.ch/activities/global_change/s... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.beringia.com/centre_info/exhibit.html http://www.britannica.com/EBchecked/topic/234619 http://geology.com/press-release/hawiian-glaciers/ http://www.marstoday.com/news/viewpr.html?pid=1805... http://link.springer.com/referenceworkentry/10.100... http://news.brown.edu/pressreleases/2008/04/martia...